Với đồ lót thường được khuyên nên giặt bằng tay, nhưng mỗi khi bận rộn, lười biếng,... nhiều người thường cho luôn vào máy giặt để giặt chung với quần áo. Vậy nếu vì lý do nào đó mà phải giặt đồ lót bằng máy thì cần lưu ý điều gì?
> Giặt đồ lót không đúng cách dễ gây hại cho sức khỏe
> Cách giặt áo ngực để áo không bị rão hay lòi gọng
> Giặt đồ lót đúng cách- Những điều chị em nên biết để tránh các bệnh vùng kín
Các chuyên gia về đồ lót và giặt là đều cho rằng với đồ lót luôn phải được giặt tay vì chúng rất mỏng manh và có thể mất dáng, bị giãn nếu không được giặt đúng cách. Nhất là với áo ngực, phần gọng có thể biến dạng dẫn dến gây méo mó quả áo. Để hạn chế hư hỏng khi giặt đồ lót bằng máy giặt, các bạn nên làm theo những hướng dẫn nhỏ nhưng hữu ích sau đây:
Giặt đồ lót bằng máy với chế độ giặt nhẹ (Gentle/Delicate)
Chế độ giặt nhẹ trên máy sẽ mô phỏng gần nhất với hình thức giặt tay nên đó là chế độ bạn nên chọn để giặt đồ lót. Các chế độ giặt trên máy khác nhau về tốc độ giặt và quay vắt, bạn càng chọn tốc độ chậm bao nhiêu thì sự mài mòn và lực tác động tới quần áo càng giảm nhẹ. Với đồ lót, chế độ giặt nhẹ sẽ phù hợp nhất vì nó ít làm ảnh hưởng tới độ đàn hồi và khó làm hỏng các chi tiết trang trí nhỏ trên áo.
Chọn đúng loại nước giặt với đồ lót
Những loại nước, bột giặt dành riêng cho áo lót và các chất liệu cần chăm sóc cẩn thận như len cashmere, váy lót tạo dáng là lựa chọn thích hợp nhất dù bạn giặt áo lót bằng tay hay máy. Có khá nhiều sản phẩm nước giặt dịu nhẹ nhưng nếu bạn chỉ muốn dùng một loại nước giặt cho tất cả quần áo, hãy chọn các loại chất tẩy rửa thân thiện với môi trường. Các sản phẩm này sẽ dịu nhẹ hơn với đồ lót nhưng vẫn đủ hiệu quả khi giặt quần áo thông thường.
Cho đồ lót vào túi lưới khi giặt
Vấn đề lớn nhất khi giặt áo lót bằng máy là chi tiết quai áo và các móc khóa rất dễ bị vướng vào các quần áo khác dẫn tới bai giãn hoặc hư hỏng trong quá trình giặt và quay khô. Việc đặt áo lót vào túi lưới giặt có khóa sẽ giúp phần dây áo không bị kéo theo các quần áo khác và mất đi độ đàn hồi, cũng như không để các móc khóa bị vướng gây xước, thủng vải. Lưu ý là bạn không nên cho quá nhiều áo lót vào túi để đảm bảo máy có thể giặt sạch toàn bộ áo.
Không giặt chung đồ lót với các chất liệu thô cứng
Dù bạn đã cho áo lót vào túi giặt riêng nhưng bạn vẫn nên tránh việc giặt chúng với các quần áo vải thô và dày như len, jeans hay khăn tắm. Các loại vải dày và thô như thế này có thể sẽ tác động xấu tới độ đàn hồi và các chi tiết gọng kim loại hoặc nhựa trên áo.
Luôn luôn để đồ lót khô tự nhiên
Bạn không nên sấy áo lót mà chỉ nên treo hoặc đặt chúng trên mặt phẳng để tự khô. Việc treo áo lót cũng cần chú ý với cách treo áo chuẩn nhất là vắt đôi áo trên dây, điểm tiếp xúc giữa dây phơi và áo lót chính là phần giữa hai cúp ngực. Cách treo áo lót bằng hai dây vốn được nhiều nàng áp dụng thực ra có thể làm giãn dây áo vì hai cúp áo đang ướt và nặng sẽ kéo dây áo xuống.
> Giặt đồ lót không đúng cách dễ gây hại cho sức khỏe
> Cách giặt áo ngực để áo không bị rão hay lòi gọng
> Giặt đồ lót đúng cách- Những điều chị em nên biết để tránh các bệnh vùng kín
Giặt áo ngực bằng máy giặt có thể gây biến dạng phần gọng dẫn dến gây méo mó quả áo. Ảnh: Internet |
Giặt đồ lót bằng máy với chế độ giặt nhẹ (Gentle/Delicate)
Chế độ giặt nhẹ trên máy sẽ mô phỏng gần nhất với hình thức giặt tay nên đó là chế độ bạn nên chọn để giặt đồ lót. Các chế độ giặt trên máy khác nhau về tốc độ giặt và quay vắt, bạn càng chọn tốc độ chậm bao nhiêu thì sự mài mòn và lực tác động tới quần áo càng giảm nhẹ. Với đồ lót, chế độ giặt nhẹ sẽ phù hợp nhất vì nó ít làm ảnh hưởng tới độ đàn hồi và khó làm hỏng các chi tiết trang trí nhỏ trên áo.
Chọn đúng loại nước giặt với đồ lót
Những loại nước, bột giặt dành riêng cho áo lót và các chất liệu cần chăm sóc cẩn thận như len cashmere, váy lót tạo dáng là lựa chọn thích hợp nhất dù bạn giặt áo lót bằng tay hay máy. Có khá nhiều sản phẩm nước giặt dịu nhẹ nhưng nếu bạn chỉ muốn dùng một loại nước giặt cho tất cả quần áo, hãy chọn các loại chất tẩy rửa thân thiện với môi trường. Các sản phẩm này sẽ dịu nhẹ hơn với đồ lót nhưng vẫn đủ hiệu quả khi giặt quần áo thông thường.
Cho đồ lót vào túi lưới khi giặt
Vấn đề lớn nhất khi giặt áo lót bằng máy là chi tiết quai áo và các móc khóa rất dễ bị vướng vào các quần áo khác dẫn tới bai giãn hoặc hư hỏng trong quá trình giặt và quay khô. Việc đặt áo lót vào túi lưới giặt có khóa sẽ giúp phần dây áo không bị kéo theo các quần áo khác và mất đi độ đàn hồi, cũng như không để các móc khóa bị vướng gây xước, thủng vải. Lưu ý là bạn không nên cho quá nhiều áo lót vào túi để đảm bảo máy có thể giặt sạch toàn bộ áo.
Không giặt chung đồ lót với các chất liệu thô cứng
Dù bạn đã cho áo lót vào túi giặt riêng nhưng bạn vẫn nên tránh việc giặt chúng với các quần áo vải thô và dày như len, jeans hay khăn tắm. Các loại vải dày và thô như thế này có thể sẽ tác động xấu tới độ đàn hồi và các chi tiết gọng kim loại hoặc nhựa trên áo.
Luôn luôn để đồ lót khô tự nhiên
Bạn không nên sấy áo lót mà chỉ nên treo hoặc đặt chúng trên mặt phẳng để tự khô. Việc treo áo lót cũng cần chú ý với cách treo áo chuẩn nhất là vắt đôi áo trên dây, điểm tiếp xúc giữa dây phơi và áo lót chính là phần giữa hai cúp ngực. Cách treo áo lót bằng hai dây vốn được nhiều nàng áp dụng thực ra có thể làm giãn dây áo vì hai cúp áo đang ướt và nặng sẽ kéo dây áo xuống.
Minh Anh tổng hợp
Thấy hay thì chia sẻ ngay nhé bạn!
Giặt đồ lót bằng máy giặt cần lưu ý điều gì?
4/
5
Oleh
SKNCT